Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận là phương pháp phân tích nội dung để chứng minh cho luận điểm đưa ra có sức thuyết phục.
1. Bố cục trong bài văn nghị luậnĐọc lại bài Chủ nghĩa yêu nước đã được học ở bài trước và cho biết:
– Bố cục của văn bản có thể chia
– Nội dung của từng phần là gì?
Gợi ý trả lời:
– Văn bản “ Tinh thần yêu nước” có thể được chia làm 3 phần cơ bản:
+ Mở bài: Trình bày hay nêu được lên vấn đề chính được nghị luận chính là tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
+ Thân bài: Dùng những luận cứ để chứng minh cho luận điểm chính của toàn bài:
– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong thời gian quá khứ đã sảy ra và được minh chứng bằng những dẫn chứng cụ thể thuyết phục.
– Tinh thần yêu nước của nhân dân được thể hiện mãnh liệt không chỉ trong quá khứ mà trong hiện tại.
+ Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa tinh thần yêu nước là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta và nhiệm vụ cũng nhưng bổn phận của thế hệ ngày nay cần kế thừa và phát huy những gì đẹp nhất của ông cha ta để lại.
2. Lập luận trong bài văn nghị luận
– Để chứng minh cho luận điểm đưa ra có sức thuyết phục nhất chúng ta cần sử dụng cách lập luận hợp lý nhất. Lập luận là đưa ra những luận cứ bao gồm những lý lẽ những dẫn chứng có sức thuyết phục người đọc, người nghe cao nhất. Ngoài ra những lập luận ấy còn thể hiện được quan điểm của người viết (nói). Xác định những lý lẽ phù hợp nhất rồi lựa chọn để minh chứng cho luận điểm logic nhất.
– Có 2 hình thức lập luận: lập luận theo chiều dọc (lập luận toàn bài) và lập luận theo chiều ngang (lập luận bộ phận từng đoạn).
+ Lập luận theo chiều dọc thể hiện mối quan hệ giữa các phần trong bài chính là mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục của bài có mạch lạc có thống nhất được hay không cũng là do cách sử dụng lập luận của chủ thể người viết (nói) ra sao.
Ví dụ: Trong bài “ Tinh thần yêu nước” bố cục lập luận của bài được sắp xếp theo trình tự thời gian cụ thể như sau:
– Ngoài ra trong bài “Tinh thần yêu nước” thì còn cách sử dụng lập luận theo chiều ngang như:
+ Mở bài: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> đây là một truyền thống quý báu -> Mỗi khi đất nước bị xâm lăng…nó lướt qua…nó nhấn chìm…tất cả lũ bán nước, lũ cướp nước.
+ Thân bài:
* Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại -> Bà Trưng, Bà Triêu, các thế hệ anh hùng -> Chúng ta cần ghi nhớ công ơn to lớn đó.
* Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng -> Dùng điệp cấu trúc “từ…đến” nhiều lần -> đều chung nhau một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Kết bài: Bổn phận của chúng ta -> Tuyên truyền tinh thần yêu nước mãnh liệt ấy đến toàn thể nhân dân cùng chung tay xây dựng, bảo vệ quê hương.